Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

XÂY DỰNG BÀI TẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC ( PPNCKHGD ) Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

                                                                                                 ThS. La Hồng Huy

            1- Học phần PPNCKHGD là một học phần quan trọng, có nhiều ý nghĩa đối với công tác tương lai của người giáo viên, nó giúp cho người học có được tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng dạy - học cho học trình nầy gặp nhiều khó khăn: thiếu tài liệu thực hành, tài liệu học tập; thời gian ít; vị trí bài thực hành PPNCKHGD chưa đúng mức; ý thức của người học chưa cao; kiến thức, kỹ năng cần thiết của người học để làm đề tài NCKHGD chưa đủ…
            2- Việc cải tiến dạy - học học phần PPNCKHGD hết sức cần thiết. Hướng cải tiến hợp lý nhất đối với học phần nầy ở khoa sư phạm trường đại học An Giang là tăng thời gian thực hành, phát huy cao độ tính tích cực, năng động, tự giác, sáng tạo của người học, đẩy mạnh hoạt động tự học, tự giải các bài tập ngoài giờ lên lớp.
            3- Chúng tôi đã tiến hành biên soạn hai tài liệu học tập cho người học: tài liệu học tập lý thuyết về PPNCKHGD theo chương trình của Bộ GD&ĐT; bài tập thực hành gồm có 9 bài: lập kế hoạch quan sát, soạn câu hỏi phỏng vấn, xây dựng kế hoạch cho một buổi phỏng vấn, soạn phiếu hỏi ý kiến, soạn trắc nghiệm, vẽ bảng thống kê biểu đồ, phân tích số liệu dữ kiện nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu ( trong mỗi bài có nhiều bài tập, tổng số có tất cả 77 bài tập ).
            4- Trong quá tình dạy học đã kết hợp hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học: dạy toàn lớp. thảo luận nhóm, học tập cá nhân…Trong đó hình thức hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm là cơ bản nhất. Quá tình thực hành được tiến hành theo 6 bước: sinh viên nắm lý thuyết, sinh viên nghiên cứu phân tích thí dụ, sinh viên nghiên cứu bài tập của nhóm, sinh viên tham gia thực hành theo nhóm, sinh viên tự thực hiện bài tập của cá nhân, giảng viên sửa bài tập của từng sinh viên và góp ý rút kinh nghiệm.
            5- Sau khi thử nghiệm 2 năm học ở khóa 12K10 năm học 2000-2001 và khóa K24 năm học 2001-2002 cho thấy kết quả của các lớp thử nghiệm hơn hẳn các lớp dối chứng

              XẾP LOẠI
LỚP THỬ NGHIỆM %
LỚP ĐỐI CHỨNG  %
Trung bình  ( 5đ – 6,5đ )
             6,89
              26,88
Khá             ( 7đ – 7,5đ )
           37,93
             44,08
Giỏi            ( 8đ – 9đ )
           55,17
             29,93
           
Tài liệu “Bài tài tập NCKHGD” có nhiều lợi ích thiết thực cho việc dạy - học học phần PPNCKHGD, nó có thể sử dụng cho nhiều hệ đào tạo và bồi dưỡng của khoa sư phạm, góp phần đổi mới, cải tiến phương pháp dạy - học môn giáo dục học theo chủ trương của trường đại học An Giang. Quy trình tổ chức thử nghiệm phù hợp có hiệu quả, bước đầu phát huy được tính tích cực, năng động của người học, kết quả đạt được khá ổn định.
            6- Trường đại học An Giang cần cải tiến  phong trào NCKH của sinh viên, bao gồm các vấn đề: xác định hệ thống đề tài cần cho sinh viên nghiên cứu, người hướng dẫn, cơ chế quản lý kiểm tra đánh giá, chế độ chính sách…Việc nầy cần có một đơn vị chủ trì xây dựng đề án và triển khai thực hiện.
            Nên chuyên môn hóa những giảng viên giảng dạy học phần PPNCKHGD, cần chọn lựa giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu và phải có tham gia nghiên cứu khoa học thường xuyên. Bố trí giảng viên dạy học phần nầy tham gia vào các đoàn thực tập sư phạm.

            We wrote designed theoretical lessons and 77 exercises for the cource of Education research methods (CERM ) in 2001. After 2 years experiment in the Department of education of An Giang University ( 12K and 24K coubes ), positive effects on students learning were observed. 6 organization steps and 77 exercises of CERM have definitely improved the quality of teaching Education research methods in An Giang University.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét