Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Giải pháp giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang

Ngày 21 tháng 8 năm 2009, Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV trường Đại học An Giang tổ chức hội rhảo chuyên đề  "Giải pháp giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang".
Đến tham dự hội thảo có 57 đại biểu, gồm có: Thường trực UNBD tỉnh An Giang; các khoa phòng của trường đại học An Giang; Trường đại học Tiền Giang; Trường đại học Đồng Tháp; Liên hiệp hội các tổ chức khoa học KT tỉnh An Giang; Văn phòng UBND tỉnh An Giang; UBMTTQVN tỉnh An Giang; Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy An Giang; Ban Tây Nam Bộ; Sở Tài Chính Vật Giá tỉnh An Giang; Sở LĐTBXH tỉnh An Giang; Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang; Hội nông dân VN tỉnh An Giang; Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang; Bảo hiểm Xã Hội tỉnh An Giang; Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang; Sở TNMT An Giang; Sở Y Tế An Giang; Đài TTTH An Giang; Báo An Giang; Báo Le Courrier du Vietnam; UNBD huyện Châu Phú, Long Xuyên, Chợ Mới, Tân Châu, Châu Thành, Tri Tôn, An Phú, Tịnh Biên; Phòng LĐTBXH các huyện: Phú Tân, TP Long Xuyên, Châu Đốc, An Phú; UBND xã Bình Mỹ - huyện Châu Phú; Vĩnh Lộc - An Phú, xã An Nông -  Tịnh Biên
Hội thảo có 22 bài tham luận in trong kỷ yếu, trong đó có 10 tham luận được trình bày tại hội thảo và 10 ý kiến phát biểu trên hội trường. Thông qua các ý kiến trình bày và thảo luận, hội thảo thống nhất các nội dung sau đây:

            Hội thảo thống nhất rằng, công tác giảm nghèo ở tỉnh An Giang trong những năm qua có nhiều thành tựu nhất định với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cần có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi cũng như phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và của chính những người dân.

          * Để giảm nghèo bền vững tại An Giang, Hội thảo thống hát đề xuất các giải pháp sau đây:

1. Hội thảo nhấn mạnh việc nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân bằng các hoạt động tuyên truyền, thảo luận, trao đổi theo hướng giúp người dân phát hiện  ra  và vận dụng nội lực của mình để thoát nghèo được bền vững. Khắc phục tâm lí trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giáo dục hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo, nâng cao ý thức trách nhiệm, trao quyền và tiếng nói cho dân nghèo, xem đây là những tiền đề quan trọng nhất để thực hiện giảm nghèo bền vững bên cạnh những hỗ trợ mang tính "xúc tác" của Nhà nước. Giảm các chính sách mang tính chất hỗ trợ, thay vào đó là các chính sách khuyến khích sự tham gia chủ động của người nghèo.
2. Chú trọng công tác vận động và khuyến khích toàn cộng đồng chung tay góp sức cùng với những nỗ lực của Nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững.
3. Cần quan tâm xây dựng đội nghũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đảm bảo năng lực, đạo đức, sự nhiệt tình và có "cái tâm" với người nghèo. Nâng cao trình độ và kĩ năng làm việc của các cán bộ giảm nghèo ở cơ sở bằng các lớp tập huấn. Ổn định nhân sự cho bộ phận cán bộ làm công tác chuyên trách xóa nghèo để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của các chương trình. Cần có phân công trách nhiệm rõ ràng và có kế hoạch kiểm tra giám sát, theo dõi định kì các chương trình dự án có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo. Cần có cơ chế chính sách đối với các cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã (hiện nay, đa số là làm dạng hợp đồng) để khuyến khích và hỗ trợ các cán bộ này đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đối với họ, giúp họ yên tâm công tác.
        4. Tăng cường định mức chi cho các chính sách giảm nghèo, việc hỗ trợ vốn trực tiếp cho người nghèo cần xem xét tính hiệu quả của nó trước thực trạng rất nhiều người nghèo sử dụng vốn vay không đúng mục đích: xoay sở chi tiêu, trả nợ cho gia đình, phát triển kinh tế tập thể trong đó có cả người khá và người giàu.
        5. Tạo việc làm là một trong những giải pháp được xem là quan trọng nhất trong công tác giảm nghèo. Cần quan tâm tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, và quản lí tình trạng du nhập lao động phổ thông. Thực tế cho thấy, cần gắn việc dạy nghề với việc hỗ trợ vốn và tạo công ăn việc làm cho người nghèo để phát huy tốt hơn hiệu quả của các chương trình dạy nghề hiện nay. Cần phải đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn. Cần khuyến khích hoạt động tư vấn việc làm và tư vấn xuất khẩu lao động cho người dân tại địa phương, đẩy mạnh hoạt động.
        6. Cần đầu tư kinh phí cho các nghiên cứu sâu về vấn đề nghèo đói để có những hiểu biết đúng và toàn diện hơn về tâm lí, xã hội, kinh tế của người nghèo cũng như nghiên cứu các chính sách nghèo, lấy đó làm cơ sở tham khảo để nâng cao hiệu quả và tính thực tiển của các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước.
        7. Tăng kinh phí đầu tư cho các dự án đã đề ra, đặc biệt là các dự án về giáo dục, hỗ trợ đất sản xuất và trợ cấp cho các cán bộ xóa đói giảm nghèo và tăng kinh phí đầu tư cho 8 dự án đã đề ra trong quyết định 3441 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện quyết định này.
        8. Mở rộng đối tượng thụ hưởng đề án 25.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét