Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH AN GIANG

I- MỞ ĐẦU
Tiểu học là bậc học nền tảng cho 100% trẻ em, bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em, có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối của nó. Để thực hiện được sự tạo lập cơ sở ban đầu cho thế hệ công dân mới của thời kỳ CNH-HĐH thì bậc tiểu học phải có chất lượng toàn diện, bền vững phát triển lành mạnh. Tính chuẩn mực của bậc học được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục, các mặt đời sống nhà trường: tiêu chuẩn về người Thầy giáo và hoạt động của họ, tiêu chuẩn về trường lớp, trang thiết bị, về chương trình, sách giáo khoa; về chất lượng giáo dục.
Giáo viên tiểu học (GVTH) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Trong giáo dục tiểu học, trong nhà trường tiểu học, chất lượng giáo viên và khả năng của GVTH trong việc tiếp cận với công tác phát triển chuyên môn là một trong những điều kiện tiên quyết để cải thiện chất lượng của học sinh.
Tổng số GV tiểu học của Tỉnh An Giang là 7.969 người, đạt chuẩn 60,39%, còn 2.217 giáo viên chưa đạt chuẩn, một bộ phận giáo viên năng lực giảng dạy chưa tương xứng với đòi hỏi về phẩm chất và năng lực của nhà giáo trong giai đoạn mới. Việc cải tiến phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, xây dựng nề nếp học tập…còn hạn chế ở nhiều giáo viên.
Một bộ phận GVTH thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống, phải làm thêm ngoài giờ từ đó sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc đầu tư cho công tác chuyên môn và chất lượng giáo dục tiểu học. Vì vậy nghiên cứu Thực trạng và Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh An Giang là hết sức cấp thiết, đề tài sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang trong thời kỳ CNH – HĐH.

II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN Ở 15 TRƯỜNG TIỂU HỌC
Cuộc khảo sát được tiến hành trong năm 2006 ở 5 huyện/thị thuộc các địa bàn tiêu biểu cho tỉnh An Giang. Ở mỗi huyện/thị chọn 3 trường tiểu học được Phòng giáo dục xếp loại tốt, khá, trung bình.

1. Thông tin chung
* Số GV được điều tra là 263 người trong đó có 29,8% Nam, 70,2% Nữ . Tuổi đời: 4,2% dưới 25 tuổi, 28,5% 25 đến 30 tuổi, 17,9% 31 đến 35 tuổi, 31,6% 36 đến 45 tuổi, 17,9% trên 45 tuổi. Tỉ lệ này tương tự tỉ lệ chung của cả tỉnh.
* Trình độ đào tạo:
+ Hệ 9+3:     15,5%
+ Hệ 12+2:   28,7%
+ CĐSP:       43%
+ Hệ ĐH:     12%
+ Hệ khác:    0,8%

So với toàn tỉnh tỉ lệ %   trình độ GVTH theo thứ tự ở trên là: 25,87%, 27,88%, 33,62%, 12,23%, 0,31%. Như vậy 15 trường khảo sát tỉ lệ GV có trình độ ĐH và 12+2 là bằng nhau, hệ  9+3 và CĐSP có chênh lệch nhưng không nhiều, có thể xem 15 trường khảo sát phản ánh được thực trạng của toàn tỉnh An Giang.
* Phần lớn có gia đình (84,3%), độc thân (15,3%)
* Thu nhập của GV:
+ Dưới 1 triệu:        5,7%
+ Từ 1 - 2 triệu:      89%
+ Từ 2 - 3 triệu:      5,3%
Phần lớn thu nhập của GV từ lương 62,6%, có 81,1% điều kiện làm việc tốt, có 5,7% GV chưa hài lòng với công việc hiện tại.

2. GVTH tự đánh giá về năng lực và phẩm chất của GV

Kết quả điều tra GV tự đánh giá năng lực và phẩm chất theo bảng số 1 sau đây

                   Bảng số 1.  Đánh giá năng lực và phẩm chất của GV

Ý kiến tự đánh giá năng lực và phẩm chất GV

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
1. Có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng

3,46
0,544
2. Nắm vững mục tiêu của chương trình học và nội dung sách giáo khoa

3,49
0,573
3. Sử dụng thành công phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo cho HS

3,22
0,553
4. Sử dụng tốt công nghệ và thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy

3,06
0,579
5. Có khả năng tự xây dựng các bài kiểm tra - đánh giá phù hợp để thu thập thông tin chính xác về trình độ của HS và hiệu quả giảng dạy

3,11
0,558
6. Có khả năng tự cập nhật thông tin về nghề nghiệp

3,08
0,681
7. Có quan hệ sâu sát với HS và hiểu rõ hoàn cảnh của từng em để có biện pháp giúp đỡ phù hợp

3,53
0,585
8. Nỗ lực nâng cao trình độ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nghề nghiệp

3,56
0,497
9. Có lòng yêu nghề và niềm tự hào về nghề nghiệp

3,59
0,515
10. Có tác phong sư phạm tốt và tạo được hình ảnh đẹp với HS và công chúng nói chung

3,63
0,514
11. Nhận xét chung: Có năng lực và phẩm chất tốt, yêu nghề và gắn bó với nhà trường

3,68
0,467

Phần nhiều GV có lòng yêu nghề và gắn bó với trường (68,2%) điểm trung bình 3,68. Hạn chế của GV là thiếu khả năng cập nhật thông tin, sử dụng công nghệ thiết bị dạy học, sử dụng phương pháp dạy học tích cực

3. GVTH đánh giá về Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV

Kết quả ý kiến của GV và CBQL theo bảng sau

       Bảng số 2.  Đánh giá các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV

Giải pháp
Giáo viên
CBQL
Điểm TB
Độ lệch chuẩn
Điểm TB
Độ lệch chuẩn
1. Cải cách chế độ tiền lương của GV

3,79
0,424
3,86
0,354
2. Tăng cường chăm lo đời sống của GV

3,76
0,454
3,78
0,415
3. Cải thiện điều kiện làm việc của GV (phòng ốc, thiết bị, thông tin...)

3,58
0,561
3,71
0,482
4. Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

3,60
0,490
3,79
0,410
5. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của GV

3,61
0,511
3,78
0,443
6. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho GV

3,06
0,703
3,18
0,587
7. Cải tiến cách quản lí theo hướng trao quyền tự chủ cho GV trong những quyết định chuyên môn

2,94
0,808
2,94
0,960
8. Tạo điều kiện cho GV tham gia vào quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách của nhà trường

2,99
0,711
3,15
0,695
9. Giảm tải chương trình GD và sức ép cho thi cử

3,34
0,744
3,44
0,704
10. Cải tiến SGK theo hướng phát huy tính chủ động của HS

3,47
0,646
3,55
0,667

* Các giải pháp quan trọng theo thứ tự ưu tiên là:
- Cải cách chế độ tiền lương
- Tăng cường trình độ chuyên môn của GV
- Tăng cường đời sống của GV
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV
- Cải thiện điều kiện làm việc
* Các giải pháp được GV và CBQL đánh giá thấp
- Cải tiến quản lý trao quyền tự chủ cho GV
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học
- Tạo điều kiện cho GV tham gia vào quyết định các chính sách nhà trường


Điều này cho thấy phần nhiều GV và CBQL hiện nay quá quan tâm đến đời sống hơn là công việc chuyên môn, ít chú trọng nhiều đến cải tiến tổ chức quản lí trong nhà trường nhất là khâu phát huy dân chủ trong quản lý, điều này chưa phù hợp với định hướng, chủ trương chung của chính phủ xem việc đổi mới quản lý là khâu đột phá


4. Đánh giá giáo viên của đoàn khảo sát
4.1. Xếp loại giáo viên
* Xếp loại chung:
          - Giỏi:            36,23%
          - Khá:           41,22%
          - TB:            23,14%
          - Yếu:           0,42%

Xếp loại dạy học các môn

XẾP LOẠI
Môn Toán (%)
Môn Tiếng Việt (%)
Môn TN - XH (%)
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu
36,56

40,03

18,32

0,42
31,42

40,09

20,62

0,83
32,21

35,77

24,11

-
Môn TV còn một tỉ lệ GV trung bình và yếu đáng kể.

4.2. Đánh giá năng lực phẩm chất đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề
Đánh giá GV theo chuẩn nghề gồm 3 lãnh vực và 14 yêu cầu cho thấy đa số GVTH thuộc mức I và mức II (62,69%) cụ thể là:
- Mức 0:       0,45%
- Mức I:        27,9%
- Mức II:       34,79%
- Mức III:     25,21%
- Mức IV:     11,68%

Xếp loại chung mức độ đạt chuẩn nghề của GV là: Loại A: 9% ; Loại B: 39,2% ; Loại C: 31,4% ; Loại D: 20,4%. Xét tương quan chung đánh giá của Thanh tra Sở GD&ĐT, dự giờ của Trường Đại học An Giang, đánh giá theo chuẩn nghề thì chất lượng đội ngũ GV tiểu học ở mức trung bình
Để đạt được chuẩn nghề của GV tiểu học mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành ngày 04/05/2007 thì nhất thiết phải có giải pháp tích cực bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV theo chuẩn nghề. Để đảm bảo chất lượng BD cần thực hiện cơ chế thống nhất giữa: BD - Thực hiện nội dung BD - Kiểm tra đánh giá và sử dụng GV

5. Các đánh giá khác.
* Công tác bồi dưỡng tại trường.
 Công tác BD tại trường phần nhiều thực hiện theo áp đặt từ trên xuống, phần chủ động thực hiện chuyên đề phục vụ cho trường chưa nhiều, còn 20% chuyên đề hiệu quả thấp. Cần phải cải tiến đổi mới việc thực hiện bồi dưỡng tại trường và bồi dưỡng chuyên đề để cho nó có hiệu quả hơn.
* Động cơ hứng thú và tinh thần làm việc của GV
- 66,7% tốt
- 29,8% khá
- 3,6% trung bình
Do bản chất của lao động sư phạm đòi hỏi  người GV phải có động cơ hứng thú tinh thần làm việc thật tốt mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ người thầy. Hiện tại còn 33,4% loại trung bình - khá thì đương nhiên có ảnh hưởng khá nhiều đến tập thể sư phạm. Điều này đặt ra việc động viên giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp là rất cấp thiết.
6. Những yếu tố ảnh hương đến động cơ làm việc của GV
Tổng hợp ý kiến của GV và CBQL cho thấy kết quả sau đây.
- Không có sự phù hợp nghề: 12%
- Thu nhập không đủ sống: 79,4%
- Quá ít cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp: 31,1%
- Điều kiện làm việc quá thiếu thốn: 33,3%
-Thiếu điều kiện học tập nâng cao trình độ phục vụ yêu cầu công việc: 45,3%
-Trình độ của HS quá thấp nên nổ lực giảng dạy không mang lại hiệu quả mong muốn: 74,2%
- Tốn quá nhiều thời gian vào công việc vô bổ: 22%
- Cách quản lí quan liêu và áp đặt làm khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo: 20,6%
- Bệnh thành tích và sự gian dối ngày càng tăng làm giàm sút niềm tin và lòng yêu nghề: 77,2%
- Không có các chính sách khuyến khích đối với các GV có tài 73,8%

          III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chất lượng GVTH ở mức Trung bình – Khá. Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp thì đa số GV đạt ở mức I và II. Các mức đạt được cụ thể là: mức 0: 0,45% ; mức I: 27,9% ; mức II: 34,79% ; mức III: 25,21% ; mức IV: 11,68%. Yêu cầu hiện nay là GV phải đạt mức III và IV, điều nầy cho thấy việc BD GV tiểu học đạt chuẩn nghề là hết sức cấp thiết.
Do năng lực của giáo viên dẫn đến Trình độ chung của HS ở mức trên trung bình.

* Kiến nghị
+ Đối với UBND tỉnh An Giang
- Xem xét, đánh giá lại việc thực hiện Quyết định số 1141/2003/QĐ-UB ngày 30/06/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL ngành GD-ĐT giai đoạn 2003-2010. Trên cơ sở xem xét có chỉ đạo bổ sung phần bồi dưỡng theo chuẩn nghề đối với GV tiểu học, đồng thời có chỉ đạo Trường Đại học An Giang cải tiến đổi mới chương trình ĐT-BD GV tiểu học đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề mới, góp phần nâng cao chất lượng GV tiểu học tỉnh An Giang.
+ Đối với Sở GD&ĐT, các Phòng GD.
- Có kế hoạch hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. Đây là việc làm mới mẻ, phức tạp cần có sự chỉ đạo sâu sát để ngăn ngừa tình trạng chạy theo thành tích, hạ thấp yêu cầu. Nên tổ chức các đợt khảo sát GV, HS ở một số trường tiểu học để đối chiếu lại việc đánh giá GV theo chuẩn.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVTH theo chuẩn nghề nghiệp, tập trung vào các đối tượng mới đạt chuẩn nghề từ mức II trở xuống. Chỉ đạo các trường tăng cường bồi dưỡng đội ngũ của mình bằng nhiều hình thức linh hoạt sinh động để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, làm tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng GD tiểu học.
- Thanh tra GD xây dựng lại tiêu chuẩn đánh giá xếp loại GV cho phù hợp với chuẩn nghề nghiệp của GV tiểu học.
 +Đối với Trường Đại học An Giang.
- Cải tiến đổi mới mục tiêu chương trình ĐT-BD cho phù hợp với chuẩn nghề, sự điều chỉnh chương trình phải dựa trên chương trình khung mà Bộ GD&ĐT.
- Đổi mới phương pháp và tổ chức đào tạo, chuyển từ việc dạy “cách dạy học” sang “cách dạy phương pháp học”. Trường Đại học An Giang phải đổi mới đào tạo/bồi dưỡng sao cho khi tốt nghiệp sư phạm sinh viên có thể đáp ứng cơ bản 3 lĩnh vực của chuẩn nghề, chú trọng hơn quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ, tăng tính đào tạo nghề ở trường sư phạm.
- Xây dựng các tiêu chí tuyển chọn riêng trong tuyển sinh và đào tạo GVTH. Đầu vào có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng đào tạo.
- Xây dựng các tiêu chí kiểm định chất lượng trong khoa sư phạm của Trường Đại học An Giang theo chủ trương của Bộ GD&ĐT.
- Gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Khoa sư phạm Trường Đại học An Giang và trường tiểu học. Khoa sư phạm cần có thêm nhiều đề tài nghiên cứu về GD tiểu học, Giảng viên tham gia dự giờ thực tế phổ thông nhiều hơn. Bên cạnh các trường thực hành sư phạm ngoài trường đại học An Giang trong các đợt kiến tập/thực tập SP cần nhanh chóng thành lập trường thực hành SP trong trường đại học An Giang theo chủ trương của tỉnh.
- Tổ chức cho Giảng viên Khoa sư phạm có tham gia đào tạo/bồi dưỡng GVTH và sinh viên sư phạm tiểu học học tập nghiên cứu nắm vững quy định chuẩn nghề nghiệp để vận dụng vào công tác giảng dạy, học tập rèn luyện.
+ Đối với CBQL trường tiểu học
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng cho GV của trường, chỉ làm tốt việc này mới nâng cao được chất lượng đội ngũ.
- Tập trung nhiều hơn nữa cho công tác tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong của đội ngũ GV, xây dựng động cơ lý tưởng nghề nghiệp với tấm lòng của người thầy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì càng phải quan tâm nhiều hơn cho công tác này. GV nếu thiếu “tấm lòng của người thầy”, “vì sự nghiệp trăm năm” thì khó lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ mới đầy khó khăn thử thách. Hình thức tổ chức công tác tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong cho đội ngũ GV phải hết sức phong phú đa dạng, sâu lắng… tác động mạnh vào tư tưởng tình cảm, lương tâm nghề nghiệp của từng GV. Hiệu trưởng cần phải rèn luyện phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý để có đủ khả năng xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, nhất là lĩnh vực phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong.
- Cần cải tiến tổ chức quản lý theo hướng khoa học hiện đại, có quan niệm quản lý mới, chú trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả. Tránh hình thức, gian dối chạy theo thành tích…, tạo niềm tin cho GV và nhân dân.
+ Đối với GV tiểu học
- Cần nghiên cứu kỹ chuẩn nghề nghiệp và tự đánh giá trung thực xem bản thân đạt ở mức độ nào, còn thiếu sót gì cần phải bổ sung khắc phục.
- Có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng với sự giúp đỡ của tập thể tổ chuyên môn và nhà trường để dần dần đạt được chuẩn nghề nghiệp.
- Hâm nóng lại nhiệt tình với thế hệ trẻ với đất nước, đem hết khả năng ra phục vụ cho sự nghiệp GD, góp phần tích cực vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực phục vị cho sự nghiệp CNH, HĐH.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét