Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ( THPH ) TỈNH AN GIANG

                                                                                       ThS. La Hồng Huy
            1- Mục tiêu của  đề tài là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo mục tiêu đào tạo mà Nhà nước đã ban hành, đặc biệt là công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ở 15 trường THPT thuộc các địa bàn tiêu biểu của tỉnh An Giang.
            2- Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh An Giang có tầm quan trọng đặc biệt và hết sức bức xúc trong giai đoạn hiện nay, đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu lao động, trong  quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Các trường THPT đã hết sức cố gắng tiến hành công tác hướng nghiệp cho học sinh, đạt được kết quả bước đầu, tuy nhiên còn nhiều hạn chế dẫn đến sự phân luồng học sinh chưa hợp lí.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp sinh hoạt hướng nghiệp chưa được bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt hướng nghiệp dẫn đến giới hạn kết quả. Còn quá thiếu thốn các tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác hướng nghiệp. Hình thức tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp còn nghèo nàn đơn điệu. Chưa chỉ đạo chặt chẽ, thiếu kiểm tra đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phần lớn các trường chưa theo dõi sự phân luồng học sinh của trường mình. Nguyên nhân cơ bản là cán bộ quản lí, giáo viên chưa nhận thức sâu sắc, thiếu quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác hướng nghiệp, chỉ chú trọng đến hiệu quả đào tạo trong.
 Công tác hướng nghiệp chỉ tập trung vào sinh hoạt hướng nghiệp, nhưng kết quả thấp, thiếu tổ chức định hướng nghề và tư vấn nghề dẫn đến hiệu quả hướng nghiệp không tốt. Rất nhiều học sinh thiếu thốn quá nhiều thông tin về nghề nghiệp, về thị trường lao động, việc làm , hậu quả là sự phân luồng học sinh ngày càng bất hợp lí: sự phân luồng của học sinh tiếp tục học sau THPT chủ yếu là đại học và cao đẳng; khi chọn nghề chưa quan tâm đến thị trường lao động nên sự phân luồng theo ngành nghề không hợp lí; số lượng học sinh tốt nghiệp THPT không được đi học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề ngày càng tăng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Số lượng học sinh trong những năm sắp tới phát triển rất mạnh tăng hàng ngàn em mỗi năm, đây là vốn quý của tỉnh bao gồm lực lượng trẻ có trình độ văn hoá THPT, có nhiều hứa hẹn trở thành công nhân kĩ thuật lành nghề, lao động có kĩ luật, có kĩ thuật, có năng suất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, thực tế nầy đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ về công tác hướng nghiệp nhằm điều chỉnh sự phân luồng học sinh một cách hợp lí hơn.
3-Sở giáo dục và Đào tạo An Giang nên quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác hướng nghiệp, trước mắt nên tập trung tập huấn, bồi dưỡng đào tạo lực lượng tham gia công tác hướng nghiệp. Nên cụ thể hoá các văn bản của Bộ bằng các hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các trường. Triển khai sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài nầy.
Sở lao động và thương binh xã hội nên có quy hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực từng năm để cung cấp cho các trường THPT.
Nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Sở GD - ĐT và sở LĐTB - XH trong quy hoạch phân luồng học sinh, phân định rõ đầu mối quản lí hệ thống đào tạo và dạy nghề phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Trường Đại học An Giang nên tổ chức một bộ phận, hàng năm đến các trường THPT trong tỉnh để giới thiệu về trường Đại học An Giang, cung cấp các thông tin về dự thi, trúng tuyển, các ngành đang cần … để giúp học sinh có cơ sở chọn lựa.
Sở Khoa học và Công nghê tỉnh An Giang cho thực hiện đề tài cấp tỉnh về công tác hướng nghiệp và dạy nghề.
            In An Giang province, the quality of vocational orientation in general highschools (VOGH) is low. It lacks career consulting and career orientation. 12th grade students do not have good reasons to choose their occupation. These problems have a big impact on human resources mobilization development. Therefore we must have new solutions to improve quality of VOGH. ( we have proposed 8 solutions in the scientific report ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét