Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI KHMER XÃ Ô LÂM HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG

I- DẪN NHẬP.
          Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo mới Theo chuẩn này thì số hộ nghèo trong tỉnh An Giang tăng khá cao
Hình 1.  Biểu đồ hộ nghèo tỉnh An Giang.

Huyện Tri Tôn 8.396 hộ nghèo, trong đó số hộ nghèo là người dân tộc chiếm 3.971 hộ. Xã có số hộ nghèo cao nhất là ở xã Ô Lâm 950 hộ, số hộ dân tộc chiếm 97,89% (930 hộ). Do đó cần thiết phải có nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nghèo của người Khmer ở xã Ô Lâm để có những giải pháp cụ thể đáp ứng nhu cầu của người dân Khmer, giúp cho công tác xoá đói giảm nghèo có hiệu quả hơn.
 Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu là: Mô tả thực trạng và nguyên nhân nghèo của người dân tộc Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn; đề xuất một số khuyến cáo góp phần giảm nghèo cho người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó có tin61 hành điều tra hộ gia đình bằng phiếu hỏi các đối tượng sau: 30 hộ nghèo chưa được hỗ trợ; 30 hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo;  30 hộ nghèo được hỗ trợ và đã thoát nghèo.
          Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2006  đến tháng 12/2007

          II- THỰC TRẠNG NGHÈO XÃ Ô LÂM.
1. Khái quát kinh tế, xã hội của xã Ô Lâm.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Ô Lâm là 3.000 ha, trong đó có 2.280 ha đất được sử dụng vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, một năm sản xuất được 2 vụ lúa, có vùng đất nhiễm phèn nặng thì sản xuất được 1 vụ, ngoài ra còn có sản xuất lúa ruộng trên. Trong năm 2005 – 2006, xã gieo trồng lúa mùa với diện tích 750 ha, với năng suất trung bình 2,9 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa mùa của xã đạt 2.176 ha. Chăn nuôi ở xã Ô Lâm cũng rất phát triển, trong năm 2003 số lượng đàn bò là 4.276 con, heo là 1.831 con, đến năm 2005 đã có 4.930con bò, 3.176 con heo.

          2- Độ tuổi, giới tính và số nhân khẩu trong h

Hình số 2. Biểu đồ Độ tuổi, giới tính và số nhân khẩu trong hộ

         
          3- Trình độ học vấn

Hình số 3. Trình độ học vấn


Hình số 4. Tỷ lệ (%) số hộ có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của các nhóm hộ ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn

          4- Đất đai và nhà ở

Hình 5: Nguồn tiền cất nhà của các nhóm hộ nghèo ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn

          5- Diện tích đất đai của hộ
Bảng Số 1: Diện tích đất đai của các nhóm hộ nghèo ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn



Hộ nghèo chưa được hỗ trợ
Hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo
Nhà ở
Diện tích (m2)
105
243
Quyền sở hữu (%)
48,3%
60%
Số hộ
29
30
Đất sản xuất
Diện tích (m2)
1.467
3.855
Quyền sở hữu (%)
77,8%
72,7%
Số hộ
9
11
Tổng
Diện tích (m2)
561
1.656
Số hộ
29
30

          6- Tài sản của hộ nghèo.
Bảng 2: Tỷ lệ (%) số hộ có các loại tài sản của các nhóm hộ nghèo tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
                                                            Đơn vị tính: %

Hộ nghèo chưa được hỗ trợ
Hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo
Xuồng
0
0
Bình xịt
3,3
0
Máy bơm nước
0
3,3
Tivi
3,3
0
Đầu máy
3,3
0
Radio
0
6,7
Cassette
3,3
10
Xe đạp
46,7
53,3
         
          7- Nguyên nhân nghèo của người Khmer ở xã Ô Lâm

Bảng số 3: Các nguyên nhân nghèo của các nhóm hộ nghèo tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
Đơn vị tính: %
Mục
Hộ nghèo chưa được hỗ trợ (n=30)
Hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo (n=30)
Không có vốn
83,3
80
Không có đất
50
60
Không có trình độ tay nghề
50
53,3
Đông con
20
33,3
Thiếu việc làm
50
50
Bệnh tật, đau yếu
20
16,7
Tai nạn, rủi ro
3,3
0
Già, neo đơn
20
0


8. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ và các chính sách hỗ trợ người nghèo.

          Hình 6.  Biểu đồ khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay đối với hộ nghèo:


          9-Khả năng tiếp cận nguồn dịch vụ điện của các hộ nghèo

          Hình 7. Biểu đồ Khả năng tiếp cận nguồn dịch vụ điện của các hộ nghèo


          10- Khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt
          100% số hộ sử dụng nước trong sinh hoạt, uống là nước giếng, người dân gánh về và đun sôi để uống, nhưng số lượng giếng không đủ cung cấp cho người dân, vào những tháng mùa khô từ tháng 3 đến tháng tư, có hộ không thể lấy nước từ giếng của mình do khô hạn, phải đi gánh ở những giếng khác có khi cách nhà khoảng mấy trăm mét, nếu không có nước người dân phải đi mua từ giếng của những người khác ở trong phum, sóc.

11- Khả năng tiếp cận với y tế, giáo dục.
          Bảng số 4: Tỷ lệ (%) số hộ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
                                                                                          Đơn vị tính: %
Mục
Hộ nghèo chưa được hỗ trợ
Hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo
Không có sổ, cũng không được khám chữa bệnh miễn phí
66.7
36.7
Không có sổ, nhưng dùng sổ hộ nghèo để khám chữa bệnh miễn phí
13.3
13.3
Có sổ, nhưng không thấy lợi ích gì
3.3
0
Có sổ, được khám chữa bệnh miễn phí
16.7
50

12- Sử dụng nhà vệ sinh
          100 % hộ nghèo không có nhà vệ sinh tự hoại.

          13-Thu nhập và chi tiêu trong gia đình của các hộ

Bảng số 5: Những nguồn thu nhập của các hộ nghèo ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
                                                                               Đơn vị tính: 1000 đồng/hộ/năm
Nguồn thu nhập
Nhóm hộ nghèo chưa được hỗ trợ (n=30)
Nhóm hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo (n=30)
Sản xuất lúa, màu
686
1.057
Chăn nuôi
1.537
1.741
Làm thuê
4.560
4.993
Từ kiếm củi bán
1.680
2.654

Bảng số 6: Lợi nhuận trong một năm của các hộ nghèo ở xã Ô Lâm,
huyện Tri Tôn
                                                                        Đơn vị tính: 1000 đồng/hộ/năm
Mục
Nhóm hộ nghèo chưa được hỗ trợ (n=30)
Nhóm hộ nghèo được hỗ trợ nhưng vẫn còn nghèo (n=30)
Tổng thu
5.511
5.933
Tổng chi tiêu sinh hoạt cần thiết
4.916
6.336
Tổng chi thực cả năm
6.010
7.530
Lợi nhuận/chi tiêu sinh hoạt cần thiết
596
- 403
Lợi nhuận  thực cả năm cả năm
- 498
- 1.597

14. Hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo ở xã Ô Lâm.
Xã đã triển khai tốt và mạnh chương trình 134 về cấp nhà cho người nghèo để họ có nơi ở ổn định, góp phần cho người nghèo an tâm sản xuất, gia tăng kinh tế. Trong những năm gần đây xã cũng đẩy mạnh đề án 31 về cho vay sản xuất, mỗi hộ sẽ được vay 5.000.000 để chăn nuôi. Tính từ năm 2002 có 335 hộ vay nhưng đã có 40% số hộ bán giữa chừng, chỉ có 40 hộ trong số 60% số hộ còn tiếp tục chăn nuôi với số tiền đã vay là thoát nghèo bền vững.
Thành công của xã Ô Lâm trong công cuộc xóa đói giảm nghèo là triển khai tốt các chương trình chính sách, dự án đề ra. Số hộ nghèo được cấp đất sản xuất là 16,67%, được hỗ trợ vay vốn là 90%. Đối với những hộ được hỗ trợ cấp đất sản xuất thì ban đầu đời sống cũng rất khó khăn do kỹ thuật canh tác thấp, lại hay bị dịch bệnh, khô hạn nên mấy năm đầu khi được cấp đất đời sống vẫn rất khó khăn, nhờ vào “ý chí” vươn lên thoát nghèo, các hộ thuê mướn thêm đất để tăng sản xuất, học hỏi kinh nghiệm của những người nông dân khác cũng như của kỹ thuật viên nên năng suất lúa tăng lên.
Trong năm 2006 xã Ô Lâm giải quyết hỗ trợ đất, cho vay sản xuất, chăn nuôi cho 678 hộ nghèo. Các chương trình, chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo giúp cho 159 hộ nghèo của xã Ô Lâm vươn lên thoát nghèo, đời sống của người dân được cải thiện.
Tuy nhiên chương trình cho vay vốn để sản xuất hay chăn nuôi còn nhiều khó khăn, người dân sử dụng đồng vốn được vay không đúng cách nên lâm vào cảnh nợ nần vì không quản lý được việc sử dụng nguồn vốn vay của người dân. Tuy số hộ được vay vốn là rất cao và họ đã thoát nghèo nhưng qua cuộc khảo sát thì có 23,33% số hộ được vay vốn chỉ mới mua bò về được một tháng đã bán vì họ nói gia đình gặp khó khăn nên phải bán, có khi chỉ nuôi được vài tháng thì bị bệnh chết mà chính người nuôi cũng không rõ là bệnh gì, hoặc chăn nuôi được một năm thành lứa thì số tiền vay ban đầu cũng không còn, họ bán lấy tiền trang trải trong gia đình, ... Có 46,67% số hộ thoát nghèo nhờ vào sử dụng đúng nguồn tiền được vay, họ biết nắm bắt cơ hội làm ăn, vừa làm ruộng đồng thời tận dụng lao động và thời gian nông nhàn để chăn nuôi nhờ đó là mà thoát nghèo. Nhiều hộ tận dụng thời gian nông nhàn để “chăn nuôi ghẻ”, họ cho rằng chăn nuôi theo phương thức này không phải cần nhiều tiền chỉ tốn thức ăn, sau khi nuôi 3 năm sẽ được một con bò, nếu nuôi nhiều con thì sẽ được nhiều, sau một thời gian họ sẽ có một đàn bò của mình. Nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ vào phương thức chăn nuôi này, hiện nay cách chăn nuôi này đang rất phổ biến ở xã và nhiều hộ nghèo đang áp dụng theo cách nay thay vì phải vay tiền thì không biết cách nào để có thể trả được nợ.


II- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
          1- Kết luận.
          Xã Ô Lâm là một xã có số hộ nghèo cao nhất huyện Tri Tôn, lại là nơi tập trung của nhiều hộ Khmer nghèo. Số nhân khẩu trung bình trong một hộ là 4,56 người, số lao động trong hộ 2,27 người. Trình độ học vấn thấp, đa số là mù chữ và chưa học hết cấp I, không đi học lại sống trong phum, sóc nên không có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các khoa học kỹ thuật và tìm kiếm việc làm. Đa số người nghèo ở đây không qua lớp đào tạo nghề nào, không có trình độ tay nghề nên công việc chủ yếu là làm mướn thu nhập không ổn định.
          Khả năng tiếp cận với các nguồn dịch vụ của người nghèo còn rất hạn chế, đường điện vẫn chưa đến được với tất cả các hộ, nhiều người nghèo không có khả năng sử dụng điện. Sử dụng nước trong sinh hoạt từ các giếng khoan tập trung và thường hay thiếu nước vào mùa khô phải đi gánh nước ở những nơi rất xa. Các hỗ trợ về y tế, giáo dục rất có hiệu quả. Tuy nhiên, 100% các hộ nghèo đều không có nhà vệ sinh tự hoại, các hộ nghèo thậm chí không có phương tiện tiếp cận với các nguồn thông tin truyền thông.
Vẫn còn nhiều hộ không có nơi ở ổn định, sống ở những ngôi nhà tạm bợ. Là một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng lại không có đất đai, hoặc đất đai manh mún. Tổng diện tích trung bình từ 561 – 1.656 m2, số hộ không có đất sản xuất chiếm khá cao từ 63,3% đến 70% số hộ, nhưng sản xuất không hiệu quả do hạn chế về mặt kỹ thuật và các rủi ro trong sản xuất.
          Nguyên nhân nghèo dẫn đến tình trạng nghèo khó của các hộ là không có trình độ tay nghề, kỹ thuật sản xuất thấp, không có nguồn vốn, lao động kiếm sống hằng ngày là làm thuê, mướn với thu nhập thấp, không ổn định. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay còn hạn chế, nhiều hộ không có vốn phải đi “nuôi ghẻ” lợi nhuận không cao, nhưng các hộ nghèo ở xã lại chọn hình thức chăn nuôi theo cách này vì như thế họ không phải mang nợ khi vay vốn. Trình độ học vấn thấp, khả năng nguồn lực thấp dẫn đến thu nhập thấp của các hộ nghèo, trung bình thu nhập mỗi hộ trong một năm chỉ từ 5.511.000 – 5.933.000 đồng, thu nhập như thế là rất thấp, trừ đi các khoản chi phí trong gia đình như ăn uống, sinh hoạt thì người nghèo không còn tiền tích lũy, thậm chí còn mắc nợ vì ăn trước trả sau. Nhiều hộ vay vốn theo chương trình chính sách nhưng chưa được bao lâu thì đã mất luôn nguồn vốn đó vì các rủi ro trong gia đình như làm ăn thất bại, trong gia đình có người đau, bệnh.
          Trong số 930 hộ nghèo của xã Ô Lâm thì không có hộ nghèo nào tự thân vận động vươn lên thoát nghèo. Có 72,9% số hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn, cấp đất thì trong đó có 23,5% số hộ được thoát nghèo, vẫn còn 76,5% số hộ được hỗ trợ nhưng chưa thoát nghèo. Nguyên nhân chủ yếu do người dân thiếu “ý chí” phấn đấu, không có kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi nên gặp nhiều rủi ro.

         
2- Khuyến nghị:
          Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ thành nông thôn, giao thông để thuận tiện giao thương giữa các nơi. Cần khuyến khích đầu tư, tạo cơ sở tại địa phương để giải quyết lao động tại địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế. Lao động tại xã Ô Lâm chủ yếu chỉ có thể làm trong lĩnh vực nông nghiệp, dân số ngày càng tăng thì vấn đề giải quyết lao động càng trở nên bức xúc.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ về việc học hành của con em, giáo dục họ hiểu học vấn là con đường quan trọng để thóat nghèo.
Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh ở các cấp để có đinh hướng nghề trong tương lai.       
          Khuyến khích nông dân tham gia các câu lạc bộ, tham gia các lớp học khuyến nông để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Cần chú ý đến ngôn ngữ trong các lớp tập huấn vì phần lớn người dân không có khả năng nói hoặc hiểu tiếng Việt. Đây là một hạn chế rất lớn, không biết tiếng Việt người dân không thể hiểu hết được các loại bệnh cũng như cách sử dụng thuốc, phân trong sản xuất… Một mặt cán bộ kỹ thuật viên của xã phải nhiệt tình, luôn cận kề giúp đỡ người dân trong sản xuất của họ, một mặt cán bộ xã phải tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng, khuyến khích người dân nói, học tiếng Việt để có thể tiếp cận với các khoa học kỹ thuật, muốn được vậy phải tạo mọi điều kiện để các em nhỏ có thể đến trường, được học hành.
          Trong các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm phải theo nhu cầu của người lao động, đặc biệt lưu ý đào tạo nghề đi làm ở tỉnh khác hoặc xuất khẩu lao động vì người Khmer quen sống tập trung với nhau, hạn chế tình trạng sau khi được đào tạo lại không làm việc được vì không sống hòa nhập được với người khác như những thất bại của xã trong thời gian qua.
          Trong mỗi cộng đồng người dân đều có một nguồn lực nhất định, nhưng hầu hết các hộ nghèo không nhận thấy nguồn lực đó, cũng như không biết cách khai thác và phát huy nguồn lực sẳn có do đó nhiều chương trình hỗ trợ vốn, đất cho người nghèo gặp nhiều thất bại. Đối với các đối tượng hộ nghèo, chúng ta có thể tiến hành một phương pháp ABCD (Asset-based community development) qua các câu chuyện khơi gợi  cho người dân thấy họ có những nguồn lực gì? Có thể sử dụng nguồn lực đó như thế nào? Nguồn lực đó bao gồm là các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng, các nguồn lực về con người, các nhóm hội, tổ chức trong cộng đồng cùng với những mẫu chuyện thành công tự lực phát triển của cộng đồng nhằm khơi dậy ở người dân ý chí cũng như giúp họ nhận thức và thiết lập những kế hoạch phát triển dựa vào nguồn nội lực. Làm được điều này sẽ góp phần rất lớn vào quá trình xóa đói giảm nghèo bền vững.
          Triển khai cho người nghèo các điều kiện, phương thức vay vốn. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn cho người dân sử dụng đồng vốn có hiệu quả, kết hợp cho vay với các lớp tập huấn kỹ thuật. Ô Lâm là một xã sản xuất nông nghiệp, nên các sản phẩm như rơm, cỏ rất nhiều, đây là một lợi thế cho người dân phát triển nghề chăn nuôi bò, trồng nấm rơm. Hỗ trợ, hướng dẫn cho hộ nghèo vay vốn chăn nuôi thay vì sử dụng phương thức chăn nuôi ghẻ, hoặc người dân cũng có thể tận dụng cả hai, vừa vay vốn chăn nuôi vừa chăn nuôi ghẻ, tăng số lượng đàn bò sẽ tăng thu nhập, muốn vậy không nên chăn nuôi trong nhà.
          Tuyên truyền, vận đông người dân không chăn nuôi trong nhà vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa không thể mở rộng quy mô chăn nuôi.
          Tìm đầu ra cho các sản phẩm của nông dân để người dân an tâm sản xuất. Cung cấp các thông tin giá cả cho hộ để người dân biết mà lựa chọn hướng đầu tư thích hợp, tránh tình trạng bị ép giá đối với người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét