GIẢI PHÁP CHO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC AN GANG
La Hồng Huy
Báo cáo tham luận tại Hội nghị Tổng kết
I . TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỈNH AN GIANG
Giáo dục An Giang có nhiều thành quả đáng tự hào, quy mô giáo dục không
ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, số lượng học sinh THCS và
THPT tăng nhiều, nhiều đơn vị đã được công nhận phổ cập THCS. Hệ giáo dục
chuyên nghiệp được củng cố và phát triển mạnh, trường ĐHAG đã góp phần quan
trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Chất lượng giáo dục được củng
cố và từng bước có tăng lên so với trước đây, công tác quản lý được từng bước
đổi mới. Giáo dục đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nguồn nhân lực phục vụ
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh những thành tựu, giáo dục còn một số yếu kém cần quan tâm khắc
phục.
* Tỉ lệ học sinh phổ thông bỏ học còn cao so với trung bình chung cả
nước. Tỉ lệ % học sinh bỏ học của An Giang/tỉ lệ % học sinh bỏ học cả nước năm
học 2003 – 2004 là:
·
Tiểu học : 4,6 / 2,63
·
THCS : 10,9 / 5,72
·
THPT : 17,5 / 7,71
* Chất lượng học tập các môn văn hóa của học sinh phổ thông còn thấp
hơn tỉ lệ trung bình chung cả nước, điều này được thể hiện qua kết quả thi tốt
nghiệp Tú tài và kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2005. Phân tích phổ điểm thi 3
môn của 15.625 lượt thí sinh có hộ khẩu tại An Giang dự thi vào các trường đại
học và cao đẳng trong cả nước cho thấy phần lớn học sinh chỉ đạt từ 2,5đ đến
10đ cho tổng số 3 môn thi; số học sinh trên 20đ là rất ít.
* Sự phân luồng học sinh phổ thông chưa hợp lý
* Đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Chất lượng đào
tạo ngành nghề còn hạn chế, cơ cấu đào tạo cũng chưa hợp lý.
Để đáp ứng cho yêu cầu CNH – HĐH
, việc nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cấp thiết.
II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH AN GIANG
An Giang là tỉnh có dân số đông hàng đầu của đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2004 dân số toàn Tỉnh 2.177.095 người, chủ yếu sống ở nông thôn. Số người
đến tuổi lao động có khả năng lao động là 1.301.856 người chiếm 59,79% dân số
toàn tỉnh. Có 1.064.457 người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân,
trong đó khu vực I chiếm 73,20%, khu vực II chiếm 7,56%, khu vực III chiếm
19,24%. Hàng năm có khoảng 30.000 người đến tuổi lao động.
Nguồn nhân lực của An Giang rất dồi dào, nhưng chất lượng còn rất hạn
chế, trình độ học vấn không cao, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp mới chỉ
đạt 16,25%, còn thấp so với tỉ lệ chung của cả nước. Số liệu thống kê của Bộ
LĐ-TB & XH năm 2003 về tỉnh An Giang có:
- 1.006.399 người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ lệ
85,47%.
- 173.023 người có sơ cấp học nghề trở lên chhiếm tỉ lệ 14,53%.
- 69.751 người có bằng CNKT trở lên chiếm tỉ lệ 5,92%. Trong khi đó tỉ
lệ này đối với trung bình chung cả nước là 11,84%, đối với đồng bằng sông Cửu
Long là 6,03%. Như vậy so với trung bình chung cả nước và các tỉnh trong khu vực,
chất lượng nguồn nhân lực của An Giang còn thấp hơn.
Chất lượng đào tạo và ngành nghề đào tạo còn hạn chế, cơ cấu đào tạo
cũng chưa hợp lý, hiện nay cơ cấu đào tạo của An Giang là: 01 đại học cao đẳng;
2,87 trung cấp; 3,67 công nhân kỹ thuật (cơ cấu hợp lý phải là : 01 đại học cao
đẳng, 04 trung cấp, 20 công nhân kỹ thuật lành nghề, 60 công nhân kỹ thuật bán
lành nghề, 15 lao động giản đơn).
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh An Giang theo kịp các
tỉnh trong khu vực và mức trung bình chung cả nước cần phải đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ
1. Tập trung thực hiện chỉ thị 40/CT về xây dựng đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng với sàng lọc đội ngũ, mạnh dạn
cho thôi việc, thôi giữ chức vụ đối với giáo viên, CBQL không đáp ứng được yêu
cầu, phát huy lực lượng trẻ.
2. Tránh hình thức, chạy theo thành tích ảo. Muốn đạt được yêu cầu này
cần đẩy mạnh công tác thanh tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục một
cách khoa học, hạn chế được gian dối, thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử.
3. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại phục vụ cho việc đổi mới
phương pháp dạy học giáo dục và quản lý giáo dục ở tất cả các trường học và cơ
sở giáo dục khác.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nhiều nguồn đầu tư trong
và ngoài nước cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời xây dựng từng bước xã hội học
tập.
5. Đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Đại học An Giang.
* Giao cho trường Đại học An Giang làm đầu mối trung tâm trong đào tạo
bồi dưỡng nguồn nhân lực của Tỉnh.
* Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh và các Sở, Ban, Ngành hổ trợ giúp đỡ cho trường
ĐHAG thực hiện Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Một số vấn đề trước mắt
cần quan tâm là:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, để cho ĐHAG có thể mở
rộng quy mô đào tạo đến năm 2010 đạt tỉ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân ( khoảng từ
30.000 đến 40.000 sinh viên).
- Cho Giảng viên đi học sau đại học, đến năm 2010 có ít nhất 40% đạt
trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ.
- Bố trí tối thiểu 1% ngân sách tỉnh hàng năm để cho trường ĐHAG thực
hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
6. Để cho các giải pháp thành hiện thực, nên triển khai, quản lý theo
hình thức thực hiện từng dự án cụ thể, có quyết định giao cho từng Sở, Ban, Ngành
liên quan thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét