GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ
VÀ TRẺ EM Ở TỈNH AN GIANG
La
Hồng Huy *
I-
THỰC TRẠNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM.
Tình hình buôn bán phụ
nữ và trẻ em hiện nay rất bức xúc, theo Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội - Bộ Công an cho biết, tình trạng
buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài hiện nay đã trở thành vấn nạn. Trong lịch
sử Việt Nam,
người phụ nữ chưa bao giờ bị đem bán để làm vợ cho người nước ngoài. Đây là nỗi
đau nhức nhối, sự ô nhục của dân tộc.
Đã có hàng chục nghìn
phụ nữ và trẻ em bị lừa gạt buôn bán ra nước ngoài. Từ năm 1998 đến nay, ngành
công an mới điều tra khởi tố 1.434 vụ, bắt giữ 2.488 đối tượng (trong đó có
1.112 vụ với 1.991 đối tượng phạm tội
mua bán phụ nữ; 322 vụ, 497 đối tượng phạm tội mua bán trẻ em).
Nguy hiểm hơn, đối tượng
tội phạm loại này ngày càng tăng cường hoạt động với những phương thức, thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở các tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam
- Campuchia. Ở các tuyến đường biên này, chỉ tính riêng từ năm 2000–2004 đã xảy ra 232 vụ, với 474 đối
tượng phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em bị bắt giữ. Bên cạnh đó, đã giải thoát
cho hàng ngàn phụ nữ, trẻ em thoát khỏi cảnh nô lệ.
Ngoài mục đích môi giới
hôn nhân, con nuôi, bọn tội phạm còn lợi dụng phụ nữ, trẻ em Việt Nam để đưa
vào ngành công nghiệp tình dục ở nước ngoài để khai thác. Ước tính của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ
em, hàng năm có khoảng 500 phụ nữ, trẻ em bị xô đẩy từ nông thôn đến thành thị
và qua biên giới để bọn tội phạm đưa vào phục vụ loại tệ nạn này. Riêng ở
Campuchia, hiện tại, có khoảng 5.000 phụ nữ, trẻ em bị khai thác và bóc lột
tình dục.
Buôn
bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em là một loại tội phạm mà cả
loài người tiến bộ lên án vì nó xâm phạm nghiêm trọng quyền của phụ nữ, trẻ em,
gây hậu quả trực tiếp cho nạn nhân, gia đình và xã hội. Đây là một vấn đề bức
xúc, nóng bỏng, nhức nhối đang có chiều hướng gia tăng, mang tính xuyên quốc
gia... Bảo vệ phụ nữ, trẻ em nói chung và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em
nói riêng cần được sự quan tâm
II-
CHÂN DUNG NHỮNG NẠN NHÂN.
Qua tìm hiểu
32 nạn nhân bị bán qua Campuchia từ 01.01.1998 đến 31.12.2002 trở về đã được
Công An tỉnh An Giang xử lý chúng tôi nhận thấy:
1- Phần lớn nạn nhân bị lừa
bán ra nước ngoài với lý do là tìm việc làm.
Bảng số 1. Lý do bị lừa
bán ra nước ngoài.
2- Phần lớn nạn nhân là nữ
tuổi rất trẻ, phần đông là dưới18 tuổi.
Bảng số 2: tuổi của nạn nhân lúc
bị bán
3-
100% nạn nhân đều không có việc làm, hoàn cảnh gia
đình nghèo, có nhiều khó khăn, học vấn thấp.
4-
Đâu là nguyên nhân?
4.1. Sự nghèo đói.
Hoàn cảnh gia đình nghèo đói, quá
nhiều khó khăn vất vả trong cuộc sống, nợ nần chồng chất…….Chỉ cần một lời
mời đi làm ăn với thu nhập cao, có nhiều khả năng “đổi đời” thì đa phần chị
em hưởng ứng và trở thành nạn nhân của bọn buôn người.
4.2. Thiếu việc làm, thậm chí không có việc làm;
việc làm thu nghập thấp, không ổn định ở địa phương, thu nhập không đủ trang
trải chi phí cho nhu cầu hàng ngày… làm cho người phụ nữ có nhu cầu tìm một
công việc khá hơn để cải thiện cuộc sống, bọn lừa đảo lợi dụng điểm nầy để
gạt.
4.3. Trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về
pháp luật cũng như về xã hội, kiến thức về buôn bán phụ nữ trẻ em còn thiếu, bị
đối tượng lừa gạt đưa sang bên kia làm việc kiếm tiền, người dân không biết
mình đang bị lừa mà lại cho rằng đang được giúp …
4.4. Quan hệ yêu đương, thanh
niên nam nữ không tìm hiểu kỹ nên bị kẻ xấu lừa.
4.5. Cha mẹ thiếu lương
tâm,bán con để lấy tiền
III- GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
] 1- Tuyên truyền nâng cao kiến
thức cho các nạn nhân bị buôn bán qua biên giới trở về và các đối tượng của
các nhóm nguy cơ cao(các em gái và phụ nữ nghèo)
1.1- Xây dựng tờ rơi tuyên
truyền, tổ chức tình nguyện viên hoạt động trong các địa bàn có nguy cơ cao*Nội dung tờ rơi: - Buôn bán người là gì? - Những thủ đoạn của bọn buôn người? - Hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu? - Các quy định pháp luật về bọn buôn người? - Chúng ta làm gì để phòng ngừa? - Làm gì khi chúng ta là nạn nhân? - Một số địa chỉ cần thiết?
Trong quá trình phát tờ rơi, các
tình nguyện viên sẽ kết hợp với tuyên truyền, cung cấp thông tin cho cộng
động.
1.2- Mở chương trình phát ở đài phát
thanh và truyền thanh
Dành 10 phút thứ bẩy hàng tuần cho phát thanh phòng chống buôn bán người. *Nội dung của các chương trình: + Cung cấp thông tin về nạn buôn bán người và cách phòng chống như: buôn bán người là gì? Ai là nạn nhân của những vụ buôn bán người? Những thủ đoạn của bọn buôn người? Hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu? Các quy định của pháp luật về buôn bán người? Chúng ta phải làm gì khi phát hiện hành vi của bọn buôn bán người? Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán? Làm gì để đề phòng bọn buôn người? Làm gì khi chúng ta là nạn nhân? Một số địa chỉ cần thiết? + Một số phóng sự ngắn phản ánh thực trạng buôn bán người hoặc các vụ án xét xử bọn buôn người tại các địa phương khác nhau trong cả nước. + Hỏi đáp thông tin về nạn buôn người do các chuyên gia tư vấn trả lời. + 1 tháng 1 lần dành chương trình 10 phút cho diễn đàn của những nạn nhân của buôn bán, hoặc gia đình, nạn nhân chia sẻ về câu chuyện của mình. + Gửi các thông điệp chính: buôn người là một tội ác, nạn nhân buôn người không phải là một tội phạm mà cần được giúp đỡ, làm thế nào để phát hiện nạn nhân của buôn người, biểu hiện của bọn buôn người, cần phải làm gì khi bạn là nạn nhân hay bạn biết đó là nạn nhân.
2-
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biện pháp phòng chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em.
Chị em phụ nữ nắm bắt được các
thông tin để biết cách phòng tránh, nâng cao cảnh giác đấu tranh phòng chống
tội phạm.
3- Tổ chức thảo luận nhóm phụ
nữ có nguy cơ
Tổ chức họp nhóm phụ nữ nghèo theo tổ dân cư
để nghe thông tin và thảo luận về bình đẳng giới, thủ đoạn lừa đảo của bọn
buôn người, những hậu quả của nạn buôn người, các biện pháp phòng tránh….
4- Giúp đỡ các đối tượng bị buôn bán trở về tái hoà nhập cộng đồng
Đây là vấn đề cấp
bách. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa
có kế hoạch số 2065/KH-LĐTBXH thực hiện Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ
em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (Chương trình 130/CP)… Đề án này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ, trẻ em là nạn
nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về được tiếp nhận, hỗ trợ các dịch vụ pháp
lý, y tế, giáo dục, xã hội phù hợp nhằm giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc
sống, hòa nhập cộng đồng. Đề án có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực xã
hội, y tế, pháp lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, đoàn thể, địa
phương nên cần tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trong quá trình triển khai
các hoạt động của Đề án. Việc lồng
ghép đề án này với đề án khác thuộc chương trình phòng, chống tội phạm buôn
bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005-2010 và các chương trình dự án khác có liên
quan, nhằm phát huy nguồn lực, đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
Phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán
từ nước ngoài trở về phải được hỗ trợ, giúp đỡ từ khi tiếp nhận và trong suốt
quá trình phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng. Trước mắt, cần ưu tiên tập trung
nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề do bị
buôn bán, chưa ổn định cuộc sống; nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
đơn chiếc; nạn nhân không còn khả năng lao động và không còn người thân chăm
sóc; nạn nhân thuộc hộ nghèo.
Tìm cách
cải thiện về kinh tế cho các đối tượng quay trở về cũng như nhóm chị em dễ bị
tổn thương bằng các hoạt động cụ thể như dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn
định cho chị em. Mặt khác lập các dự án hỗ trợ, tín chấp cho chị em vay vốn
để phát triển các ngành nghề, học nghề cũng như phát triển kinh tế để các chị
là nạn nhân bị buôn bán quay trở về được tái hoà nhập với cộng đồng.
5-
Tổ
chức hướng nghiệp dạy nghề
Tổ chức các buổi tư vấn và định
hướng nghề nghiệp, giới thiệu các ngành nghề,thị trường lao động việc làm
trong và ngoài tỉnh, để cho mỗi phụ nữ của nhóm có nguy cơ định hướng chọn
được nghề nghiệpthích hợp với năng lực và sở trường của mình. Tổ chức các lớp
dạy nghề theo nhu cầu lao động xã hội đồng thời giới thiệu việc làm sau đào
tạo nghề
6-
Tích
cực thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
Tích cực đẩy mạnh các hoạt động
xóa đói giảm nghèo theo các chỉ thị và chương trình của Chính phủ và của tỉnh
để sớm giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới.
7-
Thúc
đẩy bình đẳng giới để chống buôn bán phụ nữ và trẻ em
III-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Tình trạng buôn bán phụ nữ,
trẻ em ra nước ngoài hiện nay đã trở thành vấn nạn, An Giang là một tỉnh biên
giới, trong thời gian qua có nhiều vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới
đã được phát hiện và xử lý. Bên cạnh còn nhiều vụ việc chưa phát hiện, còn
một số phụ nữ và trẻ em chưa được giải thoát trở về, sắp tới cần tích cực hơn
để giúp đỡ những nạn nhân nầy
Để làm giảm đến mức thấp nhất
số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em, rất cần sự quan tâm đầu tư thích đáng của
các cấp, các ngành trong việc phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên
giới làm sao đến năm 2010 cơ bản An Giang xóa được loại tội phạm nầy.
An Giang cần có chương trình
hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em từ nay đến năm 2010 với
mục tiêu của chương tình nầy là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
và hành động trong các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong việc
phòng ngừa và ngăn chận tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Trọng tâm là thực
hiện được 7 giải pháp nêu trên.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-
Việt Nam
net (đọc ngày 23.3.2005)
2-
Thời báo
kinh tế Việt Nam
năm 2006
3-
Báo Phụ
nữ Việt Nam
(ngày 07.7.2006)
4-
Chương
trình 130/CP và kế hoạch số 2065/KH-LĐTBXH.
5-
Bảng
thống kê kết quả điếu tra-xử lý các vụ án mua bán phụ nữ-trẻ em ra nước ngoài
cùa Công An tỉnh An Giang.
* ThS. Q.Giám đốc Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV- trường đại học An
Giang
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét