La Hồng Huy
Báo
điện tử Đất Việt có tổ chức thăm dò ý kiến đọc giả về xử lý đối với cẩu tặc bị
bắt, kết quả đến chiều ngày 16 tháng 7 năm 2013 như sau:
Khi bắt được cẩu tặc theo bạn người
dân có nên:
|
|||
Đánh
chết kẻ trộm chó
|
|
46.48%
|
8549
phiếu
|
Đánh cho tàn
tật
|
|
35.84%
|
6591
phiếu
|
Báo cơ quan công an
|
|
17.68%
|
3251
phiếu
|
Tổng cộng: 18391 phiếu
|
Báo
Đất Việt là tờ báo của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, có tỉ lệ
đáng kể đọc giả là thành phần trí thức, giả định như đại diện được trên 50% các
tầng lớp của người Việt Nam, dựa vào kết quả thống kê ở trên tôi xin có vài cảm
nhận về nhân tính của người Việt Nam hiện nay.
Lòng
nhân ái là giá trị đạo đức của người Việt Nam từ lâu đời, "thương người như thể thương thân" là câu ca dao phổ biến
trong xã hội. Con người là vốn quý giá nhất "mạng
sống hơn đống vàng", "cứu
một mạng người hơn lập nhiều ngôi chùa"...Trong chiến lược phát triển
đất nước, Nhà Nước xem "con người
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển".
Về
mặt luật pháp, điều 71 Hiến pháp năm 1992
xác định:"Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không
ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và
giam giữ người phải đúng pháp luật.Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục
hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân."
Như
vậy hành vi đánh cho tàn tật và đánh chết kẻ trộm chó là trái với đạo lý truyền
thống của dân tộc và vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Nhưng điều đáng quan tâm ở
đây là có đến 82,32%
người dân có ý kiến ủng hộ sai làm nầy, chỉ có 17,68%
là có ý tốt, đúng đạo lý và pháp luật mà thôi! Đã có nhiều vụ án kẻ trộm chó bị
cả xóm vây đánh cho đến chết, thậm chí khi bị thương nặng người dân cản xe công
an đưa tên trộm chó đi cứu cấp, cuối cùng là tử vong! Tội trộm chó chỉ là trộm
vặt, có đáng chết không? Vì sao tình trạng lại đến nỗi nầy?
Chó
là một vật nuôi khôn ngoan, rất trung thành với chủ vì thế nhiều người xem chó
như một "người thân" của mình, có tình cảm thật sự với nó. Ở các nước
phương Tây có luật bảo vệ riêng. Về giá trị trao đổi, mỗi loài chó có giá trị
kinh tế khác nhau, đối với chó trộm đem bán thịt thì chỉ được non triệu đồng là
cùng, có loài rất quý giá, chẳng hạn như chó ngao giá của nó cao hơn tiền bồi
thường sinh mạng của một con người khi bị tai nạn giao thông!...Nhưng dù sao nó
vẫn là một con vật.
Điều
làm tôi trăn trở, đau lòng nhất là có nhiều vụ người dân bị kẻ cướp đánh chém,
kêu cứu đến hơi tàn mà chẳng ai cứu giúp kịp thời để phải tử vong, sự vô cảm
của người Việt Nam đã đến tột cùng! Trong khi một con chó bị trộm là cả xóm
đuổi giết tên trộm chó. Mặc dù những vụ/việc xãy ra có tính cá biệt ở vài địa
phương, nhưng đó là một vết nhơ khó phai mờ trong nền văn hóa ngàn năm. Thực tế
điều tra 18.391 đọc giả của báo Đất Việt có đến 15.140 người có ý kiến ủng hộ
bạo hành, một con số quá ái ngại cho an nguy xã hội. Những số liệu và sự việc
đã nêu là những dấu hiệu báo động đỏ, những chỉ báo cuối cùng của đạo đức xã
hội, sự tôn trọng và thực thi luật pháp.
Hiện
tượng cả xóm đánh chết kẻ trộm chó đáng thương chỉ là một tảng băng chìm trong
xã hội có nguy cơ bạo lực gia tăng không ngừng, nhiều vụ việc đánh nhau khắp
nơi kể cả trong nhà trường, nơi tôn nghiêm, giết người vì những lý do
"không đâu" hay chỉ vì tiền của không đáng là bao đã diễn ra ngày
càng nhiều, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa, mức độ ngày càng tàn nhẩn,
mất tính người...
Những
người có trách nhiệm trị an và cộng đồng phải khẩn cấp chận đứng hiện tượng bạo
hành dưới bất kỳ hình thức nào. Cơ quan luật pháp cần phải điều tra tìm ra thủ
phạm gây thương vong cho những người trộm chó, trừng trị thích đáng theo pháp
luật để làm gương, để tái lập lại đạo đức xã hội. Các cơ quan truyền thông, các
tổ chức chính trị xã hội cần lên án mạnh mẽ những hành vi côn đồ xử lý theo
luật "giang hồ" bất chấp luật pháp và đạo lý.