Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

GÓP Ý ĐỀ ÁN DÂN TỘC CỦA TỈNH AN GIANG


Kính gởi:  Ban dân tộc tỉnh An Giang

          Thực hiện Công văn số 4614/UBND-VX ngày 16 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh An Giang, chúng tôi xin có một số ý kiến như sau:

          1- Theo thủ tục thì Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh An Giang sẽ tổ chức Hội đồng tư vấn xét duyệt đề cương sau khi đã hoàn thành các thủ tục đăng ký. Hội đồng tư vấn sẽ phân công  nhận xét phản biện và các thành viên của Hội đồng có ý kiến đóng góp cụ thể cho tác giả chỉnh sửa. Vì không phải là thành viên của Hội đồng tư vấn nên chúng tôi chỉ có ý kiến bước đầu, các thành viên của Hội đồng sẽ nhận xét chi tiết hơn.

          2- Cấu trúc của đề cương chưa đúng theo quy định của Sở KHCN tỉnh An Giang,  nên sửa lại cho đúng quy định.

          3- Mục tiêu cụ thể rất chung, thiếu các chỉ báo cần thiết cũng như các tiêu chí cụ thể của từng mục tiêu, nếu chung như thế nầy thì rất khó đánh giá nghiệm thu. Thực tiễn vừa qua các đề tài Xã hội và Nhân văn mà các cơ quan ở T.P Hồ Chí Minh thực hiện, khi nghiệm thu thì mới thấy chưa đáp ứng được yêu cầu  cần thiết cho tỉnh An Giang, nhưng đề tài đã quyết toán kinh phí hàng năm rồi. Hội đồng nghiệm thu phải công nhận nghiệm thu cho qua, rồi không ứng dụng được cho tỉnh An Giang. Rút kinh nghiệm lần nầy yêu cầu mục tiêu phải hết sức cụ thể rõ ràng có thể đo đếm và kiểm chứng được. Như thế khi nghiệm thu mới hy vọng áp dụng được.

          4- Phạm vi nghiên cứu chưa chính xác nên viết lại, vì trong đề cương chủ yếu là chọn đị bàn, chứ không phải phạm vi nghiên cứu của đề tài.

          5- Nội dung nghiên cứu còn thiếu rất nhiều vì khái niệm xã hội rất rộng, đề cương lại chưa có giới hạn, như vậy phải nghiên cứu toàn diện các nội hàm của khái niệm xã hội, như thế còn thiếu rất nhiều chẳng hạn như: công tác xã hội, an sinh xã hội…

          6- Mục tiêu phát triển quá chung chung chủ yếu là mục tiêu định tính, trong đó còn lẫn lộn mục tiêu với giải pháp. Xậy dựng mục tiêu như vậy còn vi phạm rất nhiều các chuẩn của mục tiêu.
          7- Thiếu nghiên cứu các nguồn lực để thực hiện dự án ( bao gồm tính toán kinh phí nhân lực, cơ sở hạ tầng…), như vậy khi đề án ra đời không đảm bảo tính khả thi.

          8-  Chưa đề ra các sản phẩm của dự án ( đầu ra ), cần phài trình bày cụ thể các sản phẩm và có chỉ báo cụ thể để có thể kiểm tra đánh giá lúc nghiệm thu.

          9- Năm dự án trong đề cương chưa trình bày rõ ràng, đây là những đề cương dự án phát thảo hay hoàn chỉnh đã được thẩm định duyệt thực hiện? Với đề án lớn như thế nầy chỉ có 5 dự án thì làm sao đảm bảo thực hiện toàn diện các mục tiêu của đề án. Hướng triển khai thực hiện các dự án như thế nào cũng chưa đề cập đến.

          10- Dự trù kinh phí không theo quy định của Nhà nước thì lấy cơ sở nào để thanh chi quyết toán?

          KẾT LUẬN

          Đề án có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Tinh Ủy và UBND tỉnh An Giang trong chính sách dân tộc, đề án nên gấp rút hoàn thành để triển khai thực hiện. Đáng tiếc là đề cương quá chung chung không đảm bảo các yêu cầu cụ thể của một đề cương đề án. Để cho đề án có tính khả thi cao và có thể quản lý kiểm định được trong quá trình nghiệm thu đưa vào áp dụng, đề cương cần phải viết lại cho đầy đủ nghiêm túc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét