Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

NHỚ



Tình chưa thành đã vở
Mộng chưa tròn đã tan
Thế nhân ơi nhạt nhoà
Người yêu ơi sao thấu?

Hãy quên đi người ấy
Kỹ niệm rồi phôi pha
Quyền yêu thuộc người khác
Sao em mãi quanh ta?

Từng ngày qua luỵ tình
Thâu đêm nhung nhớ ai
Phải quên và quên mãi
Tim ơi sao chẳng nghe?

Trời ơi cho con xin
Hãy thăng hoa nàng ấy
Như lời nguyện không thành
Linh hồn con vở tan…

                  NHUY
                  07/6/2010

ÁO TRẮNG



Áo trắng thân thương 
Tung bay dịu dàng 
Ngắm nhìn say đắm 
Bao năm trôi qua 

Chiều hè oi ả 
Gió lạnh ngày đông 
Nặng nề mệt lã 
Áo trắng nhẹ bay 

Phấn trắng tay trắng 
Bảng đen đời đen 
Bỏ cuộc đi thôi 
Áo trắng gọi về 

Giả từ bụt giảng 
Tóc trắng nhạt nhòa 
Lòng buồn man mát 
Áo trắng chia tay!

        LA HỒNG HUY
           Hè 2010

SAU CƠN SAY





Đời người sao thoáng qua
Ngày nào bao toan tính
Lặng chìm trong phù hoa
Bổng chốc đến ngày về.

Uống đi cho vơi buồn
Một kiếp làm bảo vệ
Được gì sau cơn mê
Một đời nhiều nông nổi.

Men nồng ơi giúp ta
Quên đi bao lụy phiền
Ra đi trong thầm lặng
Một thoáng rồi phôi pha.

Cơn say vừa đi qua
Nỗi nhớ càng đong đầy
Nổi buồn thêm chồng chất
Người ơi nở quên ta.

        LA HỒNG HUY
                   Xuân 2010

GIẢI PHÁP CHO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC AN GANG



GIẢI PHÁP CHO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC AN GANG


                                                                                        La Hồng Huy
                                                                       Báo cáo tham luận tại Hội nghị Tổng kết

 

I . TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỈNH AN GIANG.


Giáo dục An Giang có nhiều thành quả đáng tự hào, quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, số lượng học sinh THCS và THPT tăng nhiều, nhiều đơn vị đã được công nhận phổ cập THCS. Hệ giáo dục chuyên nghiệp được củng cố và phát triển mạnh, trường ĐHAG đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Chất lượng giáo dục được củng cố và từng bước có tăng lên so với trước đây, công tác quản lý được từng bước đổi mới. Giáo dục đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh những thành tựu, giáo dục còn một số yếu kém cần quan tâm khắc phục.
* Tỉ lệ học sinh phổ thông bỏ học còn cao so với trung bình chung cả nước. Tỉ lệ % học sinh bỏ học của An Giang/tỉ lệ % học sinh bỏ học cả nước năm học 2003 – 2004 là:
·       Tiểu học            :         4,6 / 2,63
·       THCS                :         10,9 / 5,72
·       THPT                :         17,5 / 7,71
* Chất lượng học tập các môn văn hóa của học sinh phổ thông còn thấp hơn tỉ lệ trung bình chung cả nước, điều này được thể hiện qua kết quả thi tốt nghiệp Tú tài và kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2005. Phân tích phổ điểm thi 3 môn của 15.625 lượt thí sinh có hộ khẩu tại An Giang dự thi vào các trường đại học và cao đẳng trong cả nước cho thấy phần lớn học sinh chỉ đạt từ 2,5đ đến 10đ cho tổng số 3 môn thi; số học sinh trên 20đ là rất ít.
* Sự phân luồng học sinh phổ thông chưa hợp lý
* Đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Chất lượng đào tạo ngành nghề còn hạn chế, cơ cấu đào tạo cũng chưa hợp lý.

 Để đáp ứng cho yêu cầu CNH – HĐH , việc nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cấp thiết.

II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH AN GIANG.

An Giang là tỉnh có dân số đông hàng đầu của đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2004 dân số toàn Tỉnh 2.177.095 người, chủ yếu sống ở nông thôn. Số người đến tuổi lao động có khả năng lao động là 1.301.856 người chiếm 59,79% dân số toàn tỉnh. Có 1.064.457 người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong đó khu vực I chiếm 73,20%, khu vực II chiếm 7,56%, khu vực III chiếm 19,24%. Hàng năm có khoảng 30.000 người đến tuổi lao động.

Nguồn nhân lực của An Giang rất dồi dào, nhưng chất lượng còn rất hạn chế, trình độ học vấn không cao, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp mới chỉ đạt 16,25%, còn thấp so với tỉ lệ chung của cả nước. Số liệu thống kê của Bộ LĐ-TB & XH năm 2003 về tỉnh An Giang có:
- 1.006.399 người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ lệ 85,47%.
- 173.023 người có sơ cấp học nghề trở lên chhiếm tỉ lệ 14,53%.
- 69.751 người có bằng CNKT trở lên chiếm tỉ lệ 5,92%. Trong khi đó tỉ lệ này đối với trung bình chung cả nước là 11,84%, đối với đồng bằng sông Cửu Long là 6,03%. Như vậy so với trung bình chung cả nước và các tỉnh trong khu vực, chất lượng nguồn nhân lực của An Giang còn thấp hơn.

Chất lượng đào tạo và ngành nghề đào tạo còn hạn chế, cơ cấu đào tạo cũng chưa hợp lý, hiện nay cơ cấu đào tạo của An Giang là: 01 đại học cao đẳng; 2,87 trung cấp; 3,67 công nhân kỹ thuật (cơ cấu hợp lý phải là : 01 đại học cao đẳng, 04 trung cấp, 20 công nhân kỹ thuật lành nghề, 60 công nhân kỹ thuật bán lành nghề, 15 lao động giản đơn).

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh An Giang theo kịp các tỉnh trong khu vực và mức trung bình chung cả nước cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010.

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ


1. Tập trung thực hiện chỉ thị 40/CT về xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng với sàng lọc đội ngũ, mạnh dạn cho thôi việc, thôi giữ chức vụ đối với giáo viên, CBQL không đáp ứng được yêu cầu, phát huy lực lượng trẻ.

2. Tránh hình thức, chạy theo thành tích ảo. Muốn đạt được yêu cầu này cần đẩy mạnh công tác thanh tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục một cách khoa học, hạn chế được gian dối, thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử.

3. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học giáo dục và quản lý giáo dục ở tất cả các trường học và cơ sở giáo dục khác.

4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời xây dựng từng bước xã hội học tập.

5. Đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Đại học An Giang.
* Giao cho trường Đại học An Giang làm đầu mối trung tâm trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Tỉnh.
* Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh và các Sở, Ban, Ngành hổ trợ giúp đỡ cho trường ĐHAG thực hiện Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Một số vấn đề trước mắt cần quan tâm là:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, để cho ĐHAG có thể mở rộng quy mô đào tạo đến năm 2010 đạt tỉ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân ( khoảng từ 30.000 đến 40.000 sinh viên).
- Cho Giảng viên đi học sau đại học, đến năm 2010 có ít nhất 40% đạt trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ.
- Bố trí tối thiểu 1% ngân sách tỉnh hàng năm để cho trường ĐHAG thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

6. Để cho các giải pháp thành hiện thực, nên triển khai, quản lý theo hình thức thực hiện từng dự án cụ thể, có quyết định giao cho từng Sở, Ban, Ngành liên quan thực hiện.