Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

CẢI TIẾN ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP SƯ PHẠM MỘT VIỆC CẦN QUAN TÂM TRONG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

I. MỞ ĐẦU.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục" (Điều 15 Luật GD). Chất lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc nhiều vào quá trình đào tạo trong nhà trường sư phạm, trong đó hoạt động kiến tập thực tập sư phạm có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tay nghề của sinh viên sư phạm.
Đánh giá kết quả thực tập sư phạm có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng đào tạo của trường sư phạm. Đánh giá có vai trò như nội dung, góp phần tạo nên chất lượng đào tạo giáo viên. Vì thế đánh giá thực tập sư phạm phải vô tư, khách quan và khoa học, làm đúng yêu cầu, như vậy thì đánh giá thực tập sư phạm trở thành một cái lưới sàng lọc, phân loại chính xác tay nghề của từng sinh viên trước khi trở thành nhà giáo thực sự. Đánh giá đúng đắn khoa học còn góp phần tạo nên công bằng trong giáo dục đào tạo, tạo động cơ lành mạnh thúc đẩy sinh viên thường xuyên rèn đức luyện tài để có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Qua các đề tài khảo sát năng lực sư phạm của giáo viên phổ thông cho thấy: còn khoảng 10% giáo viên còn yếu, những giáo viên này được nhà trường sư phạm đào tạo và đánh giá đạt yêu cầu để ra trường giảng dạy. Hầu như sinh viên đã thi đậu tuyển sinh vào trường sư phạm, đại bộ phận sinh viên đều được tốt nghiệp. Chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại khâu đánh giá thực tập sư phạm để có những cải tiến đổi mới cho phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm làm tiền đề quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

II. THỰC TẾ ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP SƯ PHẠM.
Trong thời gian qua các trường sư phạm đánh giá thực tập sư phạm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều năm, đã thực hiện các quy định đánh giá được các phẩm chất và năng lực của sinh viên trong việc rèn luyện nghề nghiệp. Tuy nhiên cách đánh giá này còn bộc lộ nhiều hạn chế chẳng hạn như:
- Nhiều sinh viên được đánh giá thực tập giảng dạy loại giỏi, nhưng khi về trường phổ thông thực dạy chỉ được thanh tra xếp loại trung bình. Như vậy còn khoảng cách giữa đánh giá thực tập giảng dạy với thực tiễn.
- Đại đa số sinh viên thực tập tốt nghiệp đều đạt loại khá, loại giỏi rất ít, hầu như không có loại trung bình, đánh giá như thế là không chính xác.
- Sinh viên nào cũng có làm bài tập nghiên cứu khoa học trong thời gian đi thực tập, nhưng khi về trường thì hầu như không biết gì về nghiên cứu đối tượng học sinh. Điều này cho thấy việc làm bài tập nghiên cứu khoa học có tính hình thức, thiếu thực chất.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
* Giáo viên trường phổ thông được phân công hướng dẫn và chấm điểm sinh viên thực tập
Giáo viên trường phổ thông có kinh nghiệm giảng dạy nhưng lý luận dạy học hiện đại không nắm sâu bằng giảng viên của trường sư phạm, thêm vào đó có xu hướng chạy theo thành tích, bị tình cảm chi phối nên hầu hết là đánh giá có tính chất "nâng đỡ", "hữu nghị", từ đó dẫn đến đánh giá chủ yếu loại khá. Có nhiều đoàn thực tập trên 95% loại khá, thậm chí có đoàn thực tập 100% đạt loại khá. Nhiều lần làm trưởng đoàn thực tập chúng tôi thấy cả giáo viên hướng dẫn và sinh viên đều không thích giảng viên trường đại học dự giờ vì sợ không "nâng đỡ" sinh viên được.
* Tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy không thống nhất với tiêu chuẩn của thanh tra,  thang điểm đánh giá chưa hợp lý.
* Chế độ chính sách, cơ chế quản lý việc làm bài tập nghiên cứu khoa học chưa hợp lí dẫn đến việc làm này có tính hình thức sinh viên sao chép các bài tập đã làm trước đây là chính.
* Qua kinh nghiệm các khóa đàn anh sinh viên đều biết rằng "dù gì đi nữa" Thầy/Cô hướng dẫn cũng “cho qua” từ đó mà thiếu nhiệt tình, ý chí phấn đấu vươn lên học tập rèn luyện tay nghề.

III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ CẢI TIẾN
1. Tổ chức đánh giá thực hành sư phạm tại trường sư phạm
Cần phải củng cố chất lượng học phần thực hành sư phạm và đội ngũ giảng viên chuyên trách để hướng dẫn lý thuyết và thực hành cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên này nên chọn giáo viên giỏi ở các trường phổ thông đã kinh qua thực tế giảng dạy từ 5 năm trở lên, đưa đi học sau đại học.
Nên tăng cường thực hành nhiều hơn, sinh viên được đánh giá đậu học phần này mới được đi thực tập tốt nghiệp. Trong đánh giá thực hành sư phạm nên tổ chức thi thực hành nhiều trạm để đánh giá chính xác kỹ năng thực hành của sinh viên.

2. Có cơ chế đánh giá mới về thực tập tốt nghiệp.

2.1. Phương án 1
Không nên giao cho giáo viên trường phổ thông đánh giá thực tập giảng dạy, chỉ tham gia dạy minh họa cho sinh viên dự giờ, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc, phần đánh giá thực tập giảng dạy nên giao cho giảng viên phụ trách thực hành sư phạm đánh giá để đảm bảo chính xác hơn.

2.2. Phương án 2
Có sự phối hợp giữa giáo viên phổ thông và giáo viên dạy thực hành trong đánh giá thực tập giảng dạy, điểm thực tập giảng dạy là trung bình cộng của 2 giáo viên.
Cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chuyên sâu cho giảng viên làm trưởng đoàn thực tập. Trong thời gian qua giảng viên trưởng đoàn thực tập chủ yếu là làm công tác tổ chức, hành chánh, còn việc hướng dẫn đánh giá thực tập gần như khoán trắng cho giáo viên phổ thông, như thế khó đảm bảo chất lượng đào tạo trong tình ình hiện nay.
Dù phương án nào cũng phải tuân thủ chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo là chống gian dối tiêu cực trong đánh giá thi cử. Đánh giá thiếu chính xác cho ra trường giáo viên thiếu chuẩn chất sẽ có tác hại nghiêm trọng đối với nhiều thế hệ học sinh sau này, suy nghỉ sâu chúng ta thấy chất lượng giáo dục phổ thông không được như mong muốn của xã hội một phần là do trường sư phạm đánh giá thực tập chưa nghiêm túc, cho ra trường nhiều sinh viên sư phạm chưa có đủ kỹ năng giảng dạy và giáo dục. Nếu như đánh giá nghiêm túc làm gì còn nhiều giáo viên yếu kém thiếu chuẩn chất tồn tại nhiều năm trong ngành giáo dục.

3. Coi trọng thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học của sinh viên
Mặc dù đây là việc làm khó, nhưng phải làm cho có hiệu quả. Thời đại ngày nay đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng cải tiến đổi mới công tác dạy học, giáo dục mới có thể đáp ứng yêu cầu. Muốn cải tiến đổi mới điều kiện quan trọng là giáo viên phải có kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục, điều này đã được đề cập từ lâu nhưng thực tế các quy định hiện nay lại xem nhẹ việc này. Học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nên đặt lại đúng vị trí của nó, trong đó việc làm bài tập nghiên cứu cần được nâng lên thành luận văn tốt nghiệp cho tất cả sinh viên sư phạm.

4. Thiết kế  lại các tiêu chuẩn đánh giá, các biểu mẫu thống nhất trong thực tập tốt nghiệp với quy định quản lý thanh tra của ngành giáo dục, xóa bỏ khoảng cách vô lý này.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu ban hành quy chế thực tập sư phạm mới, phù hợp với các chủ trương đường lối giáo dục mới. Nên quan tâm thực sự đến thực tập hành nghề giáo viên và dành cho nó thời lượng cũng như cơ chế chính sách thỏa đáng.

Công tác thực tập sư phạm hiện nay rõ ràng là còn nhiều điểm lạc hậu không đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Cần phải mạnh dạn cải tiến đổi mới hoạt động này. Nên sớm đặt nó đúng vị trí trong đào tạo chuyên nghiệp và đầu tư thỏa đáng các nguồn lực cần thiết để có thể đào tạo người giáo viên đủ phẩm chất và năng lực phục vụ giáo dục thế hệ trẻ cho thế kỷ XXI.

5 NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (TTNCKHXH&NV) Trường Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 671/QĐ-UB-TC ngày 07/05/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp thuộc Trường Đại học An Giang có tư cách pháp nhân, tài khoản, con dấu riêng. TTNCKHXH&NV có chức năng tổ chức nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu thuộc lãnh vực KHXH&NV, qua đó góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và khu vực; tổ chức đào tạo, huấn luyện những kiến thức liên quan đến lãnh vực KHXH&NV phục vụ phát triển kinh tế xã hội; liên kết các cơ quan quốc tế, các Trường Đại học, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Với sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học An Giang và các cơ quan tổ chức trong và ngoài tỉnh đã thực hiện được các việc sau đây:
I. THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN

TT
TÊN ĐỀ TÀI DỰ ÁN
Cấp
Đánh giá
nghiệm thu
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1


2

 
3


4



5



6
 

7


8




9


10



11


12


13


14


15


16


17


18

 
19


20
 

21



22


23
Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc Khmer trong Phum Sóc với sự hổ trợ của sinh viên dân tộc Khmer

Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh phổ thông bỏ học ở tỉnh An Giang

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh An Giang

Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông tỉnh An Giang

Xây dựng giáo trình giảng dạy lịch sử địa phương An Giang cho các Trường phổ thông


Xây dựng giáo trình giảng dạy địa lý địa phương An Giang cho các trường phổ thông

Tác động của các chính sách nông nghiệp chủ yếu và ảnh hưởng của lạm phát đến hộ nông dân năm 2008

Asseessment of new curriculum Implementation and Applied communicative methodlogy in English classrooms grades six and
seven in An Giang province

Thực trạng và giải pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương ở một số trường THPT tỉnh An Giang

Thực trạng và giải pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở một số trường THPT bán công và dân lập tỉnh An Giang

Thực trạng dạy-học Tiếng việt cho học sinh Khmer bậc tiểu học huyện Tri Tôn tỉnh An Giang

Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nghèo huyện Phú Tân tỉnh An Giang

Thực trạng về bảo tồn các di tích lịch sử địa phương ở Châu Đốc tỉnh An Giang

Nghiên cứu sự thay đổi đời sống của phụ nữ Chăm An Giang từ năm 1954 đến nay và các giải pháp

Thực trạng học sinh thiệt thòi ở một số trường tiểu học huyện Tri Tôn – Những đề xuất

Xây dựng đĩa CD tư liệu về di tích lịch sử văn hóa tỉnh An Giang

Thực trạng và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa cho Thanh niên nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh An Giang

Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học vần cho học sinh lớp 1 dân tộc Khmer ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang

Tìm hiểu thực trạng nghèo của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang

Thực trạng tái hòa nhập cộng đồng của phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trở về ở tỉnh An Giang

Bồi dưỡng kỹ năng đọc và viết cho học sinh dân tộc Khmer chậm biết đọc, biết viết Tiếng Việt ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang sau khi hoàn thành chương trình lớp 1

Vấn đề tự học của học sinh THPT huyện Châu Thành: Thực trạng và giải pháp

Thực trạng việc làm của người lao động sau khi giải tỏa di dời ở khu công nghiệp Bình Long huyện Châu Phú tỉnh An Giang

Bộ


Tỉnh


Tỉnh


Tỉnh



Tỉnh



Tỉnh

 
Tỉnh
 

Trường
 



Trường


Trường



Trung
tâm
 
Trung
tâm

Trung
tâm

Trung
tâm
 
Trung
tâm
 
Trung
tâm

Trung
tâm
Trung
tâm

Trung
tâm

Trung
tâm
 
Trung
tâm


Trung
tâm

Trung
tâm
Khá

 
Khá
 

Khá

 
Trung bình



Khá



K


Khá
 

Khá

 


Trung bình


Trung bình



Khá

 
Khá
 

Trung bình


Khá

 
Khá


Khá


Khá
 

Khá


Khá


Khá



Khá

Khá


Khá


World Bank tài trợ


TT chủ nhiệm đề tài


TT chủ nhiệm đề tài


Phối hợp nghiên cứu


TT chủ trì




TT chủ trì



Phối hợp nghiên cứu


Tình nguyện viên nước ngoài thực hiện





















Sở KHCN hổ trợ KP


Sở KHCN hổ trợ KP



Sở KHCN hổ trợ KP






Sở KHCN hổ trợ KP


 
Sở KHCN hổ trợ KP

II. THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Đã hoàn thành các chuyên đề sau:

1. Thực trạng phụ nữ lấy chồng Đài Loan ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang
2. Văn hóa Óc Eo ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang
3. Đời sống của người dân trong các cụm tuyến dân cư ở tỉnh An Giang
4. Trẻ em đường phố ở Thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang
5. Sự thay đổi văn hóa xã hội ở tỉnh An Giang kể từ sau khi đổi mới đến năm 2007 (chuyên đề phối hợp với nhà nghiên cứu người Hà Lan)
6. Sự di dân của phụ nữ ở đồng bằng sông Cửu Long (phối hợp với nghiên cứu sinh tiến sĩ người Tây Ban Nha)
7. Bình đẳng giới và những ảnh hưởng lên sự tự tin trong việc thương thuyết về sức khỏe tình dục an toàn ở nữ sinh viên vùng đồng bằng sông Cửu Long (phối hợp với nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Texas Hoa Kỳ)
8. Lịch sử Đảng bộ xã Thoại Giang huyện Thoại Sơn
9. Trẻ lao động sớm trong các cơ sở sản xuất gạch ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt
11. Thực trạng nghèo của một số xã nghèo ở tỉnh An Giang


III. TỔ CHỨC CÁC HỘI THẢO QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

TT
Tên/Nội dung hội thảo
Cơ quan phối hợp chính
Số lượng đại biểu dự
Số ngày tổ chức
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1



2



3


4






5






6



7


8


9


10
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội


Kỹ năng làm việc với cá nhân có vấn đề về xã hội, viết và triển khai dự án xã hội

Công tác xã hội và sức khỏe cộng đồng

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Nguyên tắc làm việc với trẻ; những vấn đề của cộng đồng; những ảnh hưởng tâm lý xã hội gây ra bởi những bệnh tật của cơ thể

Buôn bán người; quản lý trị liệu; tâm bệnh học và sức khỏe tâm thần; kỹ năng tham vấn; quản lý hành vi trẻ và phòng ngừa ma túy

Nhân học và phương pháp nghiên cứu điều tra tại Châu Đốc

Quản lý chất lượng giáo dục phổ thông

Cải tiến đổi mới quản lý trường phổ thông

Những vấn đề xã hội của tỉnh An Giang

Giải pháp giảm nghèo bền vững ở tỉnh An Giang
Đại học Chiang Mai Thái Lan


Đại học West Virginia (Hoa Kỳ

Đại học West Virginia (Hoa Kỳ)

Đại học West Virginia (Hoa Kỳ



Đại học West Virginia (Hoa Kỳ



Viện Viễn đông bác cổ - Pháp


ĐH Cần Thơ


ĐH Cần Thơ


Sở LĐ TBXH AG

Sở LĐ TBXH AG
25



81



172


217






396





14



70


65


63


57
7



21



21


21






21





2



1


1


1


1
ĐH Chiang Mai tài trợ Kinh phí và Báo cáo viên




* Đồng tài trợ có Pacific Link
ICAN và SACP
* Đại biểu: Việt Nam, USA, Campuchia







Tổ chức AFESIP tài trợ

Viện NCGD TPHCM

Viện NCGD TPHCM

ĐH Đà lạt, Đồng Tháp

ĐH Tiền Giang, Đồng Tháp

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trong 5 năm qua TTNCKHXH&NV đã thực hiện được nhiều đề tài/dự án, các biên khảo chuyên đề, tổ chức 10 hội thảo quốc tế và khu vực; đồng thời đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn khác.
- Các đề tài/dự án, chuyên đề đã đi sâu vào các lãnh vực về chất lượng giáo dục, các vấn đề xã hội, nhân văn…Các đề tài dự án đều có địa chỉ sử dụng cụ thể rõ ràng, các đề tài sau khi nghiệm thu được chuyển giao đến các đơn vị áp dụng, bước đầu có nhiều đề tài đã thực sự được áp dụng triển khai có hiệu quả.
- Các hội thảo tập huấn góp phần đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học, công tác xã hội, họ đã nâng cao được kỹ năng hoạt động trong tỉnh cũng như khu vực.
- Trung tâm NCKHXH&NV đã phát huy mọi tiềm lực và huy động được nhiều lực lượng trong và ngoài tỉnh cũng như quốc tế để thực hiện chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và huấn luyện các vấn đề KHXH&NV thực sự cần thiết, bổ ích cho tỉnh An Giang cũng như khu vực

V. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2015

* Trong năm 2009 và 2010 phấn đấu hoàn thành dự án PHE phối hợp với Trung tâm Tạo nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng, hoàn thành 1 đề tài cấp tỉnh do UBND tỉnh giao, hoàn thành 3 khảo sát nhanh và 10 đề tài của Trung tâm.

* Các định hướng đến năm 2015.

+ Thực hiện các đề tài/dự án phục vụ cho chương trình an sinh xã hội của tỉnh An Giang, nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân theo mục tiêu kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.
+ Tổ chức có chất lượng những dự án tập huấn cho cán bộ xã/phường:
- Dự án bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cơ bản
- Dự án bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các xã/phường
+ Tổ chức ứng dụng các đề tài/dự án đã được nghiệm thu đưa vào cuộc sống
+ Phối hợp chặt chẽ với các Trường Đại học trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ để phối hợp thực hiện các đề tài/dự án và tổ chức hội thảo tập huấn, liên kết đào tạo chuyên sâu.